Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) vừa gửi Cục Điện ảnh công văn số 325/NTBD-QLBD về việc sử dụng bài hát chưa được phổ biến trong tác phẩm điện ảnh. Theo đó, đối với các tác phẩm âm nhạc được sáng tác trước năm 1975 trước khi cho phép làm nhạc phim, Cục Điện ảnh cần phải trao đổi với Cục NTBD. Đồng thời, các hãng phim cũng phải xin phép phổ biến các tác phẩm âm nhạc tại Cục NTBD trước khi phát hành phim...
Ôm rơm nặng bụng
Vừa được gửi đi, văn bản này đã vấp phải sự phản đối của không ít người làm điện ảnh vì sự chồng chéo và không khả thi của nó. Đạo diễn Lê Đức Tiến, Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, cho biết ông chưa nhận được văn bản này của Cục NTBD, nhưng qua báo chí, ông Tiến cho rằng quy định phải xin phép phổ biến tác phẩm âm nhạc trong phim trước khi phát hành phim là không thực sự cần thiết. “Bộ phim nào trước khi phát hành chẳng phải qua Hội đồng Duyệt phim Quốc gia với đầy đủ chuyên gia ở các lĩnh vực. Một hội đồng duyệt như thế còn chưa đủ hay sao?” - ông Tiến đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm với ông Lê Đức Tiến, đạo diễn Lê Hoàng khẳng định phim đã có Hội đồng Duyệt phim Quốc gia. Thế thì hãy để hội đồng ấy xét duyệt, đừng làm tranh phần việc của họ. Theo đạo diễn này, phim càng ít cấp duyệt càng tốt. Âm nhạc trong phim không như những bài hát được sáng tác độc lập, nó liên quan rất nhiều đến phần hình ảnh. Duyệt phần nhạc mà không có hình ảnh thì thực sự rất khó thẩm định nó có phù hợp hay không, có hay hay không. Còn đạo diễn Vương Đức, Phó Giám đốc Hãng phim Truyện 1, cho rằng ông chưa thấy ở quốc gia nào có tới hai cơ quan quản lý lại cùng duyệt phần âm nhạc trong phim. Quy định này không những thừa mà còn khó thực hiện.
Đạo diễn Lê Đức Tiến lo ngại rằng nếu bây giờ âm nhạc phải sang duyệt ở Cục NTBD, nhỡ mấy hôm nữa lại có yêu cầu phần tạo hình phải qua Vụ Mỹ thuật, phần kịch bản sang Hội Nhà văn duyệt thì đúng là “chết” anh em làm điện ảnh. Đạo diễn Vương Đức thẳng thắn: “Nếu cơ quan nào cũng đòi phải duyệt phim thì những người làm nghề chúng tôi không thể chạy theo được”. Còn đạo diễn Lê Hoàng mỉa mai: “Duyệt phim kiểu ấy chẳng khác gì “soi” một bát phở, người duyệt hành, người duyệt thịt, người duyệt nước dùng...”.
Chuyện hài hước...!
Theo đạo diễn trẻ Bùi Tuấn Dũng, đây mới chỉ là công văn đề nghị của Cục NTBD, còn Cục Điện ảnh có đồng ý hay không là một vấn đề. Theo đạo diễn này, chắc chắn Cục Điện ảnh sẽ không mang dây tự trói tay chân mình. Chắc chắn, các hãng phim sẽ khó chấp nhận việc thêm một lần đi xin phép tại Cục NTBD, trong khi họ làm việc tuân theo Luật Điện ảnh. Việc sử dụng bài hát, đoạn nhạc trong phim rất phức tạp. Mà với sự sáng tạo và thay đổi liên tục trong quá trình làm phim, mỗi lần thay đổi lại phải xin phép thì nói thẳng là không khả thi. Đạo diễn này cũng ví dụ, nếu trong đề tài chiến tranh, quay một ca sĩ dưới chế độ cũ ca một bài hát chống cách mạng (tất nhiên là Cục NTBD không thể cho phát hành những ca khúc này rồi) lại phải sang Cục NTBD xin phép thì hài hước quá. Rồi một bối cảnh quay, nếu bài hát không phù hợp, phải thay đi đổi lại 4-5 lần mà mỗi lần lại đi xin phép hay sao!
Cũng theo đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, những bài hát mới sử dụng trong phim không hề liên quan đến Cục NTBD. Sau này, nếu ca sĩ, nhạc sĩ sử dụng bài hát hoặc đoạn nhạc đó để biểu diễn dưới những hình thức khác thì họ có trách nhiệm đăng ký bản quyền, xin phép phổ biến. Ông Dũng cho rằng đó là chuyện của ca sĩ và nhạc sĩ với Cục NTBD chứ không phải vấn đề của những người làm
điện ảnh.
Erik ten Hag at FT. pic.twitter.com/9THwjqQ8LL8xbet tài12 trận đấu mà Tuchel dẫn dắt kể từ khi nắm quyền, các học trò của ông chỉ ghi được 15 bàn thắng. Trong bối cảnh hàng công không đáp ứng được sự kỳ vọng, Chelsea rất cần mẫu tiền đạo đang làm mưa làm gió tại châu Âu như Erling Haaland.