Các thế hệ nhạc sĩ học trò của nhạc sư Vĩnh Bảo cho biết sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật mừng thọ ông 98 tuổi vào tối 25-8 tại tư gia giáo sư - nhà sử học Thanh Nhã. Dành trọn cuộc đời cho nghệ thuật và sau này là công tác truyền thụ kiến thức cho thế hệ trẻ ở trong nước cũng như hải ngoại, nhạc sư Vĩnh Bảo xứng đáng là tấm gương sáng trong hành trình bảo tồn và phổ biến nghệ thuật truyền thống của nước nhà.
“Ông lái đò” thầm lặng
Dẫu tuổi cao, sức yếu, nhạc sư Vĩnh Bảo vẫn cần mẫn mỗi ngày lên mạng dạy đàn tranh cho các học trò cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Ông cũng dành thời gian tiếp đón các sinh viên làm luận án tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước đến nhờ chỉnh sửa, gia cố kiến thức để chuẩn bị bảo vệ luận án, bước vào con đường nghiên cứu âm nhạc dân tộc như ông và cố GS-TS Trần Văn Khê đã đi.
Nghệ sĩ Phương Oanh - Giám đốc Ban nhạc dân tộc Phượng Ca, Paris (Pháp) - cho biết nhạc sư Vĩnh Bảo có phương pháp giảng dạy rất hiệu quả. Nhà giáo Ưu tú Phạm Thúy Hoan cũng xác nhận điều này. Theo đó, nhạc sư Vĩnh Bảo nghĩ ra phương pháp ký âm cho những nhạc khí Việt Nam theo phong cách “tablature” (cách thức ghi bản nhạc mà không cần dùng nốt nhạc, thường dùng riêng cho những người chơi guitar), phối hợp với cách truyền khẩu, truyền ngón đàn của dân tộc Việt Nam. Ông còn nghĩ ra cách dạy thông qua thư từ hoặc trực tiếp trên máy vi tính. Nhờ những phương pháp linh hoạt này, ở tuổi 98 ông vẫn “nặng nợ” với nghiệp thầy giáo, dạy đờn ca tài tử cho học trò ở khắp năm châu.
Nói thêm về nhạc sư đáng kính này, thạc sĩ Huỳnh Khải, Trưởng Khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP HCM, chia sẻ: “Không chỉ có ngón đàn điêu luyện, nhạc sư Vĩnh Bảo còn tạo ra được những nhạc cụ hoàn hảo, đẹp và âm thanh vang đều từ dây trầm đến dây bổng. Ông cũng là người đầu tiên sáng chế đàn tranh 17 dây, tiếp tục sau này có những cây 19 dây, 21 dây, gần đây là 25 dây. Đàn của ông làm rất được người chơi ưa chuộng, săn tìm dù giá có cao hơn những cây đàn thường. Ông là một người thầy đặc biệt, cách giảng dạy, thực hành nhẹ nhàng, chậm rãi, thư thái như một nhà nho nhưng trong mỗi câu chữ truyền đạt là cả quá trình nghiên cứu rất tỉ mỉ, đi vào thực tiễn”.
GS-TS Trần Quang Hải, con trai của cố GS-TS Trần Văn Khê, thông tin vào năm 1972, Đại học Carbondale mời nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, nhạc sĩ Phạm Duy và ba anh sang Mỹ để thuyết trình về môn âm nhạc truyền thống Việt Nam. “Nhờ đó, ba tôi có dịp biết rõ thêm về tài nghệ của nhạc sư Vĩnh Bảo. Ông từng biết đàn từ năm lên 7 tuổi, biết sử dụng tất cả các nhạc cụ, đặc biệt là đàn tranh và đàn kìm trong dàn nhạc đờn ca tài tử. Ông đã từng hòa đàn cùng các danh cầm, biết rõ lai lịch và tài nghệ của hầu hết nhạc sĩ, nhạc sư miền Nam. Nhạc sư còn tìm tòi học hỏi cách sử dụng các nhạc cụ phương Tây như: mandoline, guitar, violon, piano” - GS-TS Trần Quang Hải chia sẻ.
Ngón đàn điêu luyện
Không ngừng học hỏi, rèn luyện, nhạc sư Vĩnh Bảo ngày càng hoàn thiện tài nghệ và sở hữu ngón đàn khiến người trong giới ngưỡng mộ. Theo lời kể của nghệ sĩ Phương Oanh, chị và cố GS-TS Trần Văn Khê từng lắng nghe và phân tích ngón đàn của nhạc sư Vĩnh Bảo. “Thầy Khê rất mến phục và không ngại dùng cụm từ “khó có tiếng đàn nào sánh kịp” để khen ngợi nhạc sư Vĩnh Bảo” - nghệ sĩ Phương Oanh bộc bạch.
Còn TS Lê Hồng Phước, Phó Khoa Ngữ văn Pháp Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, nhận định theo quan điểm riêng ông, ngón đàn của nhạc sư Vĩnh Bảo đã đưa trọn vẹn cái hồn của người chơi đàn vào trong tiếng đàn và rõ đến mức người nghe cảm nhận được ngay cái hồn đó. Việc đàn có hồn, nói rất dễ nhưng không mấy nhạc sĩ làm được điều đó và nếu làm được, tiếng đàn cũng khó có hồn đến trình độ tuyệt diệu như thế. Hay nói theo cách của nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân - người may mắn được nhạc sư Vĩnh Bảo đệm đàn biểu diễn, tiếng đàn như thấm vào tận tim, óc người nghe: “Nhạc quyện vào hồn, hồn hóa nhạc. Hồn hòa tiếng nhạc, nhạc thành hồn”.
Có thể nói, trong lĩnh vực âm nhạc truyền thống Việt Nam, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo chiếm vị trí quan trọng. Ông là người gắn bó với nghệ thuật đờn ca tài tử trên 90 năm, có lượng lớn học trò trong và ngoài nước, phương pháp nghiên cứu và truyền dạy rất đa dạng kể cả qua thư từ, máy vi tính... Nhạc sư Vĩnh Bảo xứng đáng là chủ nhân của giải thưởng “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh lần 9 năm 2015.
Bộ tứ người cũ góp công đẩy Newcastle vào nỗi thất vọng cùng cực, không ít fan hâm mộ The Blues bày tỏ sự hả hê trên MXH. Kết quả rạng sáng nay không khác gì màn "rửa hận" gián tiếp của các cựu ngôi sao, sau thất bại 1-4 thê thảm mà đội chủ sân Stamford Bridge phải hứng chịu cũng ở St Jame's Park cuối tháng trước.alo789Ngoài 3 gương mặt kể trên, MU dự kiến sẽ chia tay cả Donny van de Beek, Amad Diallo, Scott McTominay và Victor Lindelof. Thậm chí, Raphael Varane, Christian Eriksen lẫn Casemiro có kế hoạch tìm bến đỗ mới dù gắn bó với MU chưa đầy 3 năm.