Nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục cho rằng người lớn có tâm lý đổ thừa. Khi bạo lực học đường (BLHĐ) xảy ra, gia đình đổ lỗi nhà trường, nhà trường đổ lỗi xã hội mà quên mất rằng gia đình, nhà trường, xã hội là một quy trình giáo dục khép kín.
Nhà trường nặng gánh
Trong một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu giáo dục phổ thông - Trường ĐH Sư phạm TP HCM về BLHĐ, khi được hỏi “Hành động phản ứng nếu là nạn nhân của BLHĐ” có tới 29,6% ý kiến học sinh trả lời sẽ đánh lại bạn, 38,8% phản ứng tức thời bằng cách nói lại bạn và 36,7% về nhà nói với người thân.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng đã đến lúc cần xem lại thước đo về giáo dục đạo đức, không những trong nhà trường mà còn ngoài xã hội. Cách tiếp cận học sinh thế nào để giáo dục cho đúng và giáo dục như vậy đã đủ chưa, hợp lý chưa, giáo dục cái gì... “Phải quy trách nhiệm cụ thể với gia đình học sinh thế nào để cùng tham gia vào quá trình giáo dục chứ không phải cứ đóng tiền là xong nghĩa vụ” - chuyên gia này nhìn nhận.
ThS Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Giồng Ông Tố (quận 2, TP HCM), kể lại: “Tôi vẫn thường nói với các phụ huynh của trường rằng mỗi gia đình hiện nay nhiều nhất chỉ từ 2 đến 3 con, trong khi giáo viên chủ nhiệm hiện nay có đến 40 “con” trong lớp cho nên rất cần sự hợp tác của gia đình để có biện pháp giáo dục toàn diện và hợp lý nhất. Làm sao yêu cầu giáo viên quan sát và quản lý hết được 40 học sinh của mình sau giờ học đi đâu, làm gì, tiếp xúc với ai? Sự công bằng trong đánh giá vai trò của các bên rất cần thiết để hướng đến việc giáo dục con em mình hiệu quả”.
Chỉ dạy xong rồi về?
Nhiều chuyên gia giáo dục thừa nhận BLHĐ còn có nguyên nhân từ mối quan hệ giữa thầy và trò trong nhà trường ngày càng lỏng lẻo. Bà Lê Thị Thảo, Trưởng Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, trong một hội thảo về BLHĐ mới đây đã nêu thực trạng có nhiều giáo viên đến trường chỉ dạy xong là về. “Nhiệm vụ của giáo viên phải được quy định chi tiết, cụ thể chứ không thể đưa vài chữ vào điều lệ của trường học là xong” - bà Thảo đề nghị.
ThS Nguyễn Thị Thu Hiền, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4), chia sẻ: Có học sinh cá biệt, lên lớp chỉ ngủ và không bao giờ làm bài tập ở nhà, đến nỗi giáo viên nào vào lớp cũng sợ và “né” em này cho yên chuyện. Sau khi gần gũi tâm sự, em này mới chịu nói: Bố em nghiện rượu, mỗi lần em bị nhà trường nhắc nhở, gửi giấy báo về mời phụ huynh thì sẽ bị bố đánh. Triền miên như thế khiến em chai lì và không muốn thay đổi. “Biết được nguyên nhân, tôi xin nhà trường giao em cho tôi, không cần báo phụ huynh, tôi cho em lựa chọn cách học phù hợp. Dần dần, em tiến bộ, chịu khó làm bài tập ở nhà. Nếu chọn cách giáo dục cứ không quản được thì báo về nhà là giáo viên đang tự chối bỏ học sinh của mình” - ThS Hiền nói.
Một nghiên cứu khảo sát hợp tác với tổ chức UNICEF trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy sự tham gia của thanh thiếu niên” trong đó có nội dung về trường học thân thiện, TS Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Viện Nghiên cứu sư phạm - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nêu thực trạng quan hệ giữa giáo viên và học sinh hiện nay còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện. Ảnh hưởng của giáo viên với học sinh như là tấm gương đạo đức, nguồn kiến thức ngày càng suy giảm.
Kết luận trên được nêu ra sau khi khảo sát ở 50 trường THCS: có 55,4% ý kiến cho rằng giáo viên thường xuyên quan tâm đến hoàn cảnh gia đình các em; 39,2% cho rằng thỉnh thoảng quan tâm và 5,3% ý kiến cho rằng giáo viên không bao giờ quan tâm.
Đáng lưu ý, Viktoria Plzen không phải đội bóng dễ bắt nạt khi được thi đấu trên sân nhà. Theo đó, đội bóng của Séc mới thua đúng 1 lần (với cách biệt không quá 2 bàn) và thắng tới 7 lần sau 8 trận sân nhà đã đá mùa này.welcome to s666Phong độ của SLNA: 2 thắng, 1 hòa, 2 thua