Rối loạn trong biểu diễn thời trang
Có lẽ tại người mẫu còn nhiều phức tạp? Vì sao phức tạp là bởi hai lý do. Một là chúng ta chưa có ngành đào tạo người mẫu. Hai là người mẫu chưa có tên trong danh sách ngành nghề của ngành LĐ-TB-XH. Vì vậy việc muốn tổ chức, hình thành hiệp hội người mẫu là khó, việc khẳng định đâu là người mẫu chuyên nghiệp và người mẫu không chuyên chưa có ranh giới. Có khái niệm người mẫu, có thực tế hoạt động của người mẫu, nhưng không có những điều kiện kèm theo để đi đến việc quản lý tốt lĩnh vực này.
Chính vì không có chuyên ngành đào tạo người mẫu thời trang cho nên mới hình thành những khóa đào tạo cấp thời, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hoạt động thời trang đang rầm rộ. Kèm theo sự phát triển khá nhanh các nhà thiết kế thời trang cả chuyên và không chuyên nghiệp là sự phát triển tự phát của người mẫu thời trang. Chính vì bắt đầu từ việc nhà thiết kế thời trang phát triển tùy hứng, người mẫu thời trang chưa được đào tạo căn cơ nên dẫn tới sự rối loạn trong biểu diễn thời trang và hình thành lực lượng người mẫu thời trang.
Du nhập... phần đuôi
VN vốn không quen và không có tập quán biểu diễn thời trang. Đây là một loại hình du nhập từ nước ngoài, nhưng chúng ta chỉ mới du nhập... phần đuôi! Tôi đã từng đi xem các chương trình biểu diễn thời trang ở các nước. Ở đó, hoàn toàn không có màn biểu diễn xen lẫn văn nghệ vào. Sân khấu ở đó thuần túy phục vụ cho biểu diễn thời trang nhằm mục đích quảng bá các bộ sưu tập của các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Từ thiết kế, biểu diễn đến bán hàng là một dây chuyền công nghệ chuyên nghiệp. Còn ở ta, hoạt động biểu diễn thời trang xin gọi đúng là: “Thấy người ta ăn củ mài, mình vác mai đi đào”. Các nhà thời trang “ăn theo” sân khấu ca múa nhạc và ngược lại.
Bước lên sân khấu biểu diễn toàn là các nhà thiết kế thời trang, các người mẫu chưa kịp đào tạo hoặc chỉ được đào tạo cấp thời. Chúng ta quan niệm cái đẹp của người mẫu cũng “khác người”: Chú trọng đến cái đẹp thân xác là chính chứ không nghĩ cái đẹp của người mẫu phải phù hợp với ý đồ thiết kế trang phục của nhà thiết kế. Bởi vậy, người mẫu ở ta lúc nào cũng có thể... hở hang được cả, hở bất kỳ, hở đột nhiên và không hiểu tại sao hở...
Đồ lót phụ nữ là một thứ “nội y”, không bao giờ được trở thành một thứ thời trang như những loại trang phục khác để đưa lên trình diễn, để khoe vì như thế là vi phạm thuần phong mỹ tục VN, nhưng rất tiếc, ở ta đã xảy ra!? Ngay các nước phương Tây, chuyện trình diễn các mẫu đồ lót cũng chỉ được giới hạn trong phạm vi hẹp ở Fashion House (nhà thời trang).
Công luận chưa phê phán đúng mức
Thời gian qua, cũng phải nói rằng công luận chưa góp phần định hướng thị hiếu, thẩm mỹ thời trang cho người thưởng thức đến nơi đến chốn. Đó là chưa kể đến một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng, phát sóng quá nhiều hình ảnh thời trang “tươi mát” ở nước ngoài như một sự cổ vũ về thẩm mỹ. Các người đẹp của ta trở nên có “giá” bởi được xuất hiện nhiều trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta tạo cho họ cái “giá trị ảo”. Đẹp là số một, là đủ rồi (?) Sự thiếu hiểu biết về văn hóa, thiếu lịch lãm trong cư xử của họ chưa được công luận phê phán đúng mức.
Ngay cả sự giàu lên bất thường bằng kết quả của những cuộc “bẫy tình, bẫy tiền” như Báo Người Lao Động đã nêu, cũng từng được một vài tờ báo “lăng xê” (!). Chúng ta có thể tôn vinh những người thực sự tài năng và có sự hiểu biết đa dạng của một người đẹp. Nếu chỉ có cái đẹp về thân thể trong khi rỗng tuếch về kiến thức, tri thức, văn hóa... thì tránh sao được ăn chơi sa đọa, lối sống đua đòi. Người đẹp muốn giàu có nhanh nhưng... không phải học thì chỉ có việc bán thân!
Cần đào tạo bài bản người mẫu
Muốn khắc phúc, hạn chế “giá trị ảo” của người mẫu, phải có những biện pháp đi đôi: “xây” và “chống”. Xây cái đào tạo bài bản cho người mẫu. Không chỉ dạy các kỹ năng đi, đứng biểu diễn, mà phải dạy kiến thức, giúp cho họ có vốn tri thức mọi mặt để tạo nền cho khả năng diễn xuất và điều chỉnh hành vi, lối sống của họ. Người đẹp mà không có tri thức nền, lại muốn trở thành người mẫu nổi tiếng thì sẽ có hậu quả xấu. Cần định hướng giá trị sống cho lớp trẻ để họ nhận ra rằng giá trị cốt lõi của con người không chỉ ở cái đẹp hình thể.
Người mẫu phải qua đào tạo chính quy, Nhà nước quy định những tiêu chuẩn về đào tạo và kiểm tra chất lượng đào tạo. Theo tôi, nên tách hoàn toàn việc biểu diễn thời trang ra khỏi sân khấu ca múa nhạc; hình thành những Fashion House tập trung hoạt động thời trang, trong đó có biểu diễn và giới thiệu thời trang để hoạt động này chuyên nghiệp hơn.
Người mẫu, diễn viên điện ảnh Trương Ngọc Ánh:
Đào tạo kiểu... ăn xổi
Tôi đã từng dự khóa học về người mẫu thời trang tại Singapore. Ở đó, người mẫu không chỉ được đào tạo về nghệ thuật biểu diễn mà còn được học làm người. Đó là những bài học dạy về cách đối nhân xử thế, mối quan hệ đồng nghiệp, đặc biệt là phẩm giá cao quý của một người mẫu.
Trong khi đó, các trung tâm, công ty đào tạo người mẫu ở VN mở ra chủ yếu để thu học phí, sử dụng người mẫu theo kiểu “ăn xổi”. Ngay cả bài bản về “kỹ năng biểu diễn” của người mẫu ở các lớp đào tạo này cũng không theo những giáo trình khoa học đang được áp dụng ở các nước.
Ông Lê Quang Vinh - Trưởng Phòng Văn hóa, Sở VHTT TPHCM:
Một ung nhọt cần được giải phẫu!
Sau loạt bài phản ánh những tiêu cực về hậu trường hoạt động sân khấu, ca nhạc, loạt bài phóng sự về người mẫu thời trang xưa Báo Người Lao Động rất được bạn đọc quan tâm.
Cũng như chuyện tiêu cực trong bóng đá, những hiện tượng không lành mạnh trong lĩnh vực người mẫu thời trang lâu nay đã râm ran rất nhiều. Đây là một ung nhọt cần được giải phẫu để làm lành mạnh cơ thể xã hội. Tôi rất ủng hộ Báo Người Lao Động khi đặt ra những vấn đề gai góc này của đời sống xã hội.
Nguồn tin từ talkSPORT, Chelsea đang là đội tự tin có được chữ ký của Ivan Toney vào kỳ chuyển nhượng mùa đông tới đây. The Blues tỏ rõ sự quyết tâm và kỳ vọng ngôi sao 27 tuổi sẽ giải quyết dứt điểm bài toán hàng công đội bóng thành London. nhà cái onebox63SVĐ Parken là sân bóng đá lớn nhất ở Đan Mạch, cũng là sân nhà của FC Copenhagen và đội tuyển quốc gia Đan Mạch. SVĐ được tân trang lại với mục đích phục vụ cho việc tổ chức các buổi hòa nhạc cũng như các trận đấu bóng đá.