Một phút với Hồng Kông
Tôi muốn đến Hồng Kông không phải để xem đua ngựa. Chỉ tình cờ trò chuyện cùng chị Vivian Hoai – Giám đốc tiếp thị của Cathay Pacific, rằng đã nhiều lần transit ở Hồng Kông mà chưa có dịp ghé. Mỗi lần trên máy bay nhìn xuống. Hồng Kông nổi lên như một con rồng vàng rực trong bóng đêm, thấy đẹp và thích thế thôi.
Và tôi không hề biết Cathay Pacific đang sở hữu một trong mười giải đua ngựa lớn nhất thế giới – cả về quy mô lẫn tiền thưởng, cho đến một ngày trung tuần tháng 12-2009.
Good Ba Ba – chú ngựa đua 39 lần xuất phát đã đem về hơn 60 triệu đô la Hồng Kông tiền thưởng. Ảnh: HONGKONG JOCKEY CLUB
Chuyến bay CX 766 đưa chúng tôi đến phi trường quốc tế Hồng Kông quãng đầu giờ chiều. Cả đoàn nhà báo theo lời mời của Cathay Pacific lỉnh kỉnh máy móc lên lên chiếc xe buýt, lướt qua cây cầu treo Tsing Ma tuyệt đẹp. Cây cầu treo dài nhất thế giới này được cô hướng dẫn viên bảo đây là “công trình thế kỷ” người Anh muốn để lại cho dân Hồng Kông trước khi trao trả vùng lãnh thổ này cho Trung Quốc (1997).
Qua thêm một hòn đảo nữa có tên gọi Ma Wan, vẫn theo lời cô hướng dẫn, là hòn đảo không ai được hút thuốc lá. Tôi có tra trên mạng, cả từ điển mở Wikipedia nhưng không xác định được thông tin này. Thôi thì cứ tin vào những điều tốt đẹp. Chỉ kẹt một nỗi nhà đất ở hòn đảo xanh này đắt kinh khủng: trung bình khoảng 12.000 đô la Mỹ một mét vuông. Nhẩm tính lên đến ngót 23 tỉ đồng cho một căn hộ 100 m2. Những con số rất “bình thường” này lý giải vì sao người dân Hồng Kông đang giữ kỷ lục về giá một căn hộ, cũng chỉ 100 m2, nhưng đắt đến 42 triệu đô la Mỹ.
Ngựa đua
Cái ngày tôi còn ôm bộ Streamline ở Đại học Sư phạm, thầy giáo hay dạy coi chừng lộn giữa race horse – ngựa đua, và horse race – đua ngựa. Hôm nay ký ức của bài học ấy quay về, chỉ tiếc là kiến thức về cuộc chơi thì hầu như tôi không còn.
Người ta phát cho tôi một quyển catalogue 2009 về Hongkong International Sale. Tự hào vốn tiếng Anh cũng không đến nỗi nào, song khi mở quyển sách dày 104 trang này thì điếc đặc, đọc mãi không hiểu một tí gì, chỉ thấy có chân dung 21 chú ngựa, đoán là đám này sẽ bị đem bán đây, nhưng chữ nghĩa kèm theo thì có trời hiểu.
Sàn đấu giá các chú ngựa được bày biện rất xôm tụ. Khoảng 200 khách dự cuộc đấu giá – cả đầu đen lẫn đầu vàng, được xếp ngồi khu vực riêng, tốt nhất. Lời giới thiệu của xướng ngôn viên cộng với sự giải thích tận tình của Cristine – cô nhân viên của Hongkong Jockey Club, tôi mới hiểu những kỳ diệu, mã số của các trang sách là gì.
Đó là những chú ngựa non độ 3 năm tuổi, chưa được đặt tên và chưa hề đua lần nào. Song lý lịch của chúng thì đầy ắp – từ đời cha có bao nhiêu con, đua thắng bao nhiều giải, đua đường dài hay nước rút, tổng tiền thưởng bao nhiêu đến các đời con (thường một chú ngựa nổi tiếng được ưu ái cho phối giống khoảng trên 1.000 con) có bao nhiêu con thành ngựa đua, thắng bao nhiêu giải, tổng tiền thưởng bao nhiêu... và đến lý lịch mẹ...
Hết... ?
Chưa! Còn tiếp: Thành tích của đời ông nội, bà nội, đời ông ngoại, bà ngoại, đời ông cố, ông tổ..., nghĩa là nguyên cả gia phả nhà chú ngựa với đầy đủ thông tin như trên được liệt kê để các nhà đấu giá tuyển chọn.
Các chú ngựa này được tuyển chọn từ Mỹ, New Zealand, Úc, Anh... để tham dự cuộc đấu giá. Giá khởi điểm chỉ 200.000 đô la Hồng Kông nhưng máu me của các nhà đấu giá đã đẩy lên liên tục, mỗi lần từ 200.000 đến 500.000 đô la. Chú cao giá nhất thu về 5,7 triệu đô la Hồng Kông do nhà kinh doanh bất động sản Tung Moon Fai bỏ tiền mua. Tổng số 19/21 chú ngựa được bán ra thu về 70,4 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 9,1 triệu đô la Mỹ). Tôi nhẩm tính một chú ngựa giá trung bình 4 triệu đô la Hồng Kông, tức khoảng trên 10 tỉ đồng – tương đương một căn biệt thự chứ đâu rẻ. Nhưng mua ngựa cũng là một dạng đầu tư.
Đua ngựa
Cuộc đua mà chúng tôi xem có tên gọi Giải đua ngựa quốc tế Cathay Pacific 2009 có tổng giải thưởng lên đến 62 triệu đô la Hồng Kông (8 triệu đô la Mỹ) cho 8 vòng đua. 14 giờ mới chính thức đua, nhưng gần 60.000 dân Hồng Kông đã kéo nhau đến trường đua từ 9 giờ, xem đấu giá, xem biểu diễn văn nghệ và... đặt cược.
Đến đây mới biết đua ngựa cũng lắm công phu. Những chú ngựa được chuyên chở, o bế từ Pháp, Mỹ, Úc hay Nam Phi đến Hồng Kông chỉ để đua một cú duy nhất trong các đường chạy 1.200 m. Câu nói “nuôi quân 3 năm, dụng quân 1 giờ”, tốn bao chi phí nuôi dưỡng, di chuyển nhưng chỉ sơ suất một chút là coi như công cốc.
Chúng tôi mỗi người được Cathay Pacific phát cho một cái phong bì 300 đô la Hồng Kông để thử vận. Tôi chuyển sạch thành học phí “đặt cược” và thua liểng xiểng trong 3 lần cược đầu tiên: đặt số 13 cho hên cũng thua; thấy bắt 1 con khó trúng, rải một lúc 6 con một vòng đua cũng thua; bắt 2-3 con cũng thua. Cho đến khi tôi trúng được một kèo không giống ai: đặt 50 đô la, thắng có 55 (tức ăn được có 5 đô la). Lật “sổ tay cá cược” ra (cũng y như cái gia phả) thì mới biết chú ngựa Good Ba Ba mình bắt xuất trận 38 lần đã thắng được hơn 54 triệu đô la Hồng Kông tiền thưởng, thành ra tỉ lệ bắt chú này về 3 hạng đầu chỉ còn 10 ăn 1 (đặt 10 ăn 1, còn nếu thua thì mất tới 10).
Tìm hiểu thêm lai lịch của một số chú ngựa khác thì mới hiểu – số tiền thưởng mấy chú ngựa đua này mang về gấp cả chục lần khoản đầu tư 5,7 triệu đô la Hồng Kông như ông trùm bất động sản Tung Moon Fai đã bỏ ra. Riêng thắng trận này, Good Ba Ba nhận được món tiền thưởng lên đến 9,12 triệu đô la Hồng Kông. Sáng hôm sau mở báo đọc mới biết chú Good Ba Ba này chẳng kém gì một celebrity trong giới showbiz: là chú ngựa duy nhất trong lịch sử thắng giải 3 lần liên tiếp.
Ngay trận ra quân ở giải vô địch các quốc gia châu Phi (CAN) năm nay, ĐT Ai Cập của Mohamed Salah đã đụng độ ĐT Nigeria - đối thủ lớn nhất cạnh tranh ngôi đầu bảng D với họ. Bên cạnh Salah (Liverpool), Ai Cập còn tung ra sân đội hình với nhiều ngôi sao khác đang chơi ở giải Ngoại hạng Anh như Mohamed Elneny (Arsenal) hay Trezeguet (Aston Villa).bắn cá 888b casinoBị thủng lưới từ rất sớm, Granada dồn lên tấn công và không mất nhiều thời gian để tìm được bàn thắng gỡ hòa. Phút 17, Machis đón một đường chuyền chính xác từ Molina trước khi tung ra cú sút không thể cản phá hạ gục thủ môn Oblak.