Thời điểm này, bộ phim Nhà nước đặt hàng Đừng đốt với kinh phí sản xuất hơn chục tỉ đồng đã trụ được hơn 2 tuần ở các rạp. Có điều, ngoại trừ Trung tâm Chiếu phim quốc gia ở Hà Nội thu hút một lượng khách ổn định theo hợp đồng tập thể, các địa điểm khác càng chiếu càng vắng khách. Lý do được chỉ ra: không phải do chất lượng phim kém hay người xem không quan tâm đến phim Việt mà bởi công tác quảng bá cho bộ phim này chưa tốt.
Cảnh trong phim Đừng đốt (Ảnh do đoàn làm phim cung cấp)
Bà Thùy Vân, đại diện Công ty Truyền thông MegaStar tại Hà Nội, cho biết: “Qua khảo sát của chúng tôi trên toàn hệ thống rạp của MegaStar, Đừng đốt hiện đứng ở cuối bảng. Có buổi chiếu chỉ vài người xem; đông thì vài chục người.
Đối tượng xem phim ở MegaStar chủ yếu là giới trẻ nên các phim truyền thống của VN cũng không phải là sự lựa chọn của số đông ở đây. Tuy nhiên, Đừng đốt lại là một ngoại lệ. Rất nhiều khán giả trẻ đã đọc cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và tôi cho rằng cuốn sách đó có đông bạn đọc là bởi thời điểm đó người ta đã làm rất tốt công tác tuyên truyền cho cuốn sách. Nếu bộ phim cũng được tuyên truyền một cách bài bản, dày đặc như vậy, chắc chắn lượng khách đến với bộ phim này sẽ có sự đột biến”.
Cần mẫn theo lối “làm công ăn lương”
Cũng theo bà Thùy Vân, hầu hết phim ngoại phát hành ở VN đều được quảng bá rầm rộ. Tùy theo mức độ ăn khách của mỗi bộ phim, đơn vị phát hành có thể chi từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng để quảng bá cho phim bằng nhiều hình thức, trước khi công chiếu hàng chục ngày.
Trong khi đó, hầu hết phim VN được làm bằng ngân sách Nhà nước lại không quan tâm đến chi tiết quan trọng để bán được hàng này. Hay nói đúng hơn, có quan tâm thì cũng chẳng có tiền để mà quảng bá. Và khi đã không có tiền thì cách thường thấy là lặng lẽ làm, cần mẫn theo lối “làm công ăn lương”, ra sản phẩm thì bàn giao, coi như hết trách nhiệm.
Với bộ phim Đừng đốt, thật ngạc nhiên khi biết trong bảng tổng dự toán duyệt chi trên 11 tỉ đồng cho bộ phim này chỉ có một phần rất nhỏ đủ để “họp báo - ra mắt phim”, như hầu hết phim trợ giá thông thường khác.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giám đốc Hãng phim Hội Điện ảnh, đơn vị sản xuất bộ phim, nói: “Trước Đừng đốt, hãng chúng tôi làm Em muốn là người nổi tiếng. Để phát hành hiệu quả bộ phim này, chúng tôi đã bắt tay với một công ty tư nhân và đơn vị này đã chi hàng trăm triệu đồng để quảng bá cho phim. Còn với Đừng đốt, sau khi phim hoàn thành, Cục Điện ảnh đã nghiệm thu tác phẩm, chúng tôi muốn quảng bá cho phim cũng chẳng được. Nhiều lúc đành nói với nhau: “con mình vừa đẻ ra, cục bế đi mất rồi, việc phát hành, quảng bá cũng giao cho người khác làm, mình thì không có tiền, lại không được giao trách nhiệm, đành ngậm ngùi ngồi nhìn thôi”.
Đơn vị thực hiện nhiệm vụ phát hành, tuyên truyền cho đợt phim kỷ niệm những ngày lễ lớn, trong đó có phim Đừng đốt là Fafilm VN. Kinh phí rót cho đợt phát hành này là 500 triệu đồng. Với một địa bàn rộng khắp cùng với hàng chục bộ phim “ra quân” số tiền nói trên không phải là nhiều và cũng không thể phát huy hiệu quả nếu không biết tuyên truyền đúng cách, có trọng điểm.
Có khán giả hay không cũng “kệ nhà đầu tư”
Nói về điều này, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, người sẽ “gánh” dự án đặt hàng - phim Người viết huyền thoại dự kiến sản xuất vào cuối năm nay - nói: “Để bán được phim, thu hút được người xem đến rạp, cần phải hoạch định một chiến lược về quảng cáo với nhiều lộ trình khác nhau, từ khi dự án bắt đầu được duyệt cho đến khi bộ phim công chiếu và những ngày phát hành đầu tiên... Điều này các hãng phim tư nhân đã và đang làm rất tốt. Nhưng lại là “xa lạ” với các hãng sản xuất phim bằng ngân sách Nhà nước. Nếu đạo diễn nào có cố gắng làm điều này thì cũng là đang làm một việc không quan trọng đối với nhà đầu tư. Bởi nhà đầu tư - thực chất là Nhà nước, chỉ yêu cầu các đơn vị sản xuất và đạo diễn làm phim đúng tiến độ, đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng, chứ đâu có yêu cầu đạo diễn phải quảng bá để phim có khách. Vì thế, nếu chúng tôi có đưa “mục chi” này vào tổng dự toán thì cũng bị gạch thôi.
Chỉ khi nào các hãng phim Nhà nước được cổ phần hóa, phải tính đến vấn đề lợi nhuận để tồn tại thì vấn đề này mới được cải thiện và lúc đó mục chi cho quảng cáo phim mới có thể tồn tại trong bảng tổng dự toán các phim được Nhà nước đặt hàng”.
Nói như đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, có lẽ bộ phim sản xuất với kinh phí “giật mình” Thái sư Trần Thủ Độ (khoảng 50 tỉ đồng) bấm máy trong tháng 6 tới chắc cũng không có mục chi nào dành cho công tác quảng bá. Vì “điều kiện” mà phía đặt hàng đưa ra cho nhà sản xuất cũng là đúng tiến độ, chất lượng... chứ đâu có cần bán được phim. Và nếu như đã không đặt vấn đề bán phim, thu hút thật nhiều khán giả đến với phim... thì hệ quả đương nhiên vẫn là phim cứ làm, còn có khán giả hay không thì “kệ nhà đầu tư” (?).
Thói quen bao cấp vẫn còn nặng nề ở lĩnh vực điện ảnh. Và một khi chưa coi điện ảnh là một mặt hàng đặc biệt để kinh doanh lấy lãi và qua đó quảng bá hình ảnh đất nước thì việc đầu tư quảng bá cho phim vẫn chưa được coi trọng. Trong một số trường hợp phim chất lượng tốt bị vắng khách, lỗi chưa hẳn đã do các nhà làm phim và đơn vị sản xuất.
Sky Sports Social - Alongside coverage and visibility for the league across all Sky Sports' main social media channels, the bespoke X page @ScotlandSky will continue to be the home of all Scottish football content on Sky Sports.new88Đội chủ sân Anfield cho rằng mức giá Southampton đưa ra cho Lavia quá cao so với thực tế. Lavia có 29 lần ra sân mùa trước và vắng mặt một phần mùa giải do chấn thương gân khoeo.