Lâu nay, việc đạo thơ vẫn diễn ra trong đời sống văn chương nước nhà tùy theo “cấp độ ầm ĩ” có liên quan đến người nổi tiếng hay không.
Trong khoảng 10 năm nay, vụ Phan Huyền Thư đạo thơ của Phan Ngọc Thường Đoan được dư luận quan tâm nhất bởi tập thơ của Phan Huyền Thư vừa đoạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội - giải thưởng vốn được công chúng văn chương chờ đợi. Mặt khác, cả Phan Ngọc Thường Đoan và Phan Huyền Thư đều là những người thành danh trong giới cầm bút. Nói thế để thấy còn rất nhiều vụ đạo thơ khác đã “chìm xuồng” khi những đối tượng liên quan ít được công chúng chú ý.
Nhưng, thơ mà cũng có người “cầm nhầm” như kiểu trộm gà, trộm chó, trộm hàng trong siêu thị hay móc túi ư? Theo thói thường mà xét, cái gì người ta không có hoặc không làm được đến độ thiếu thốn, khốn khó mới phải đi “chôm chỉa” của người khác. Ở nước ta có cả ngàn hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và cũng cỡ chừng đó hội viên ở 2 hội nhà văn lớn là Hà Nội và TP HCM. Chưa kể, mỗi tỉnh đều có hội văn nghệ mà số lượng nhà thơ chiếm phần áp đảo. Nếu tính luôn các nhà thơ ở các câu lạc bộ nữa thì nhiều vô kể.
Có câu nói vui: “Khi xưa ra ngõ gặp anh hùng, nay ra ngõ gặp nhà thơ” cho thấy người làm thơ ở xứ ta quá nhiều. Tại sao số người làm thơ lại đông hơn các lĩnh vực nghệ thuật khác? Đơn giản vì làm thơ không cần học, bất kỳ ai được xóa mù chữ đều làm được và chẳng tốn công sức gì nhiều. Trong khi muốn sáng tác các loại hình nghệ thuật khác nhất định phải đến trường hoặc tầm sư học đạo, chưa kể phải có năng khiếu với lĩnh vực đó. Chính vì làm thơ quá dễ nên ai cũng có thể trở thành nhà thơ.
Nếu trở thành nhà thơ dễ như thế thì đi đạo thơ giống như đạo chích để làm gì? Xin thưa, khoa học đã chứng minh: chứng ăn cắp vặt là một thứ bệnh chứ không phải vì khốn khó, thiếu thốn mới sinh trò đạo tặc. Phan Huyền Thư đã thành danh với các tập thơ trước đây thì không thiếu gì một vài bài thơ để in tập thơ mới đến độ phải “cầm nhầm” của Phan Ngọc Thường Đoan. Hành động này của Phan Huyền Thư chỉ có thể được bào chữa với tình tiết giảm nhẹ bởi “chứng bệnh ăn cắp vặt” mà thôi. Cũng như một người dẫn chương trình (MC) nổi tiếng trên truyền hình bị bắt khi ăn cắp hàng trong siêu thị nước ngoài mà báo chí từng đề cập vậy. MC này không thiếu tiền để mua hàng hiệu nhưng cứ hễ thấy cái gì vừa mắt là bỏ vào túi rồi quên… thanh toán.
Nếu chuyện “cầm nhầm” thơ xảy ra với những người không viết nổi một câu thơ thì đây là điều đáng mừng của giới làm thơ nước nhà. Mừng vì thơ vẫn còn người đọc, thơ vẫn còn như một nhu cầu trợ giúp tinh thần cho những buồn vui của con người trong đời sống áo cơm chật chội. Chứ hiện nay, thơ đã quá mất giá, nhiều tờ báo không còn in thơ hoặc nếu in thì như một vật trang trí cho đẹp mắt người xem; thơ in sách chỉ vài trăm bản và bán không ai mua. Thơ như gió, trăng của Hàn Mặc Tử: “Trời hỡi làm sao cho khỏi đói/Gió trăng có sẵn làm sao ăn”. Nhà thơ phải sống bằng nhiều nghề khác chứ thơ nào thanh toán được các hóa đơn của vật chất thường nhật.
Nhà thơ rộng rãi lắm! Bạn có thể “cầm nhầm” thơ của họ vì mục đích tinh thần cao đẹp thì bạn hãy vững tin rằng không có nhà thơ nào đòi bản quyền với bạn đâu! Nhưng nếu cầm thơ của họ để kiếm danh và lợi thì dù chỉ một câu một chữ, họ cũng quyết đòi cho bằng được.
Cục diện trận Chung kết EURO 2024 có thể sẽ diễn ra với phong cách "cổ điển": Tây Ban Nha tấn công, Anh phòng ngự chủ động tận dụng bẫy phản công. Thậm chí nếu cầm hòa thành công Tây Ban Nha và kéo đối thủ tới loạt sút luân lưu, thì người Anh mới là bên có cơ may chiến thắng lớn hơn, khi họ đã được rèn giũa vô cùng kỹ lưỡng cho những tình huống phân định thắng thua trên chấm 11m.w88 comNovember 23: Leicester vs Chelsea - kick-off 3pm