Nhạc sĩ Trần Quang Lộc bất ngờ lâm trọng bệnh. Ngày 4-12, ông bước vào ca phẫu thuật lần thứ 4 để cắt bỏ hẳn bàng quang, được bác sĩ chẩn đoán là có khối u di căn. Bạn bè, người thân và người hâm mộ ngạc nhiên, thán phục trước thái độ khá bình tĩnh của ông khi dối diện với trọng bệnh, biết trước quãng đường gian khó phải trải qua sắp tới của mình.
Những ca khúc để đời
Gia tài của người nhạc sĩ có tới hơn 500 ca khúc. Phần lớn trong số đó ông vừa viết nhạc vừa tự viết lời nhưng cũng có nhiều bài ông phổ thơ người khác. Nổi tiếng nhất là "Về đây nghe em" phổ thơ A Khuê và "Có phải em mùa thu Hà Nội" phổ thơ Tô Như Châu.
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc kể ông viết "Có phải em mùa thu Hà Nội" năm 1970, khi ông mới 21 tuổi, hồi đó đang là sinh viên, học Trường Quốc gia âm nhạc Huế, kỳ nghỉ hè về thăm gia đình lúc đó sinh sống tại Đà Nẵng, trái tim chàng trai trẻ rung cảm trước giọng nói của các cô gái Hà Nội theo gia đình di cư vào xóm đạo quá đỗi ngọt ngào. Được người bạn - nhà thơ Tô Như Châu tặng bài thơ mới viết về Hà Nội, có chung cảm xúc, Trần Quang Lộc đã lựa chọn những tứ thơ hay nhất "Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ… Lệ mừng gặp nhau, xôn xao phím dương cầm…" để làm nên một ca khúc tuyệt vời.
"Nhiều người nhớ những câu mơ mộng như "Ngày sang thu anh lót lá em nằm, bên trời xa sương tóc bay", nên cứ nghĩ chắc tôi phải có mối tình sâu đậm lắm với một cô gái Hà Nội nên mới viết ra một ca khúc "tình" đến thế nhưng sự thực thì tôi mới chỉ "yêu" trong mộng tưởng. Hồi đó, hình ảnh hàng dương ven biển Đà Nẵng mỗi khi gió thổi qua lại rạp xuống y như một tấm thảm êm ái cứ đọng lại trong trí nhớ của tôi và tự nhiên đi vào ca khúc" - nhạc sĩ Trần Quang Lộc chia sẻ.
Sau này, khán thính giả biết đến "Có phải em mùa thu Hà Nội" qua giọng hát Hồng Nhung và Thu Phương nhưng người đầu tiên hát ca khúc này năm 1971 là ca sĩ Thái Thanh. Và điều bất ngờ nhất là cho tới tận giờ này, khi nằm trên giường bệnh, tác giả ca khúc "Có phải em mùa thu Hà Nội" vẫn chưa từng một lần đặt chân đến Hà Nội.
Từ trước 1975, nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã rất nổi tiếng với nhạc phẩm "Về đây nghe em" phổ thơ A Khuê: "Về đây nghe em/Về đây mặc áo the đi guốc mộc/Kể chuyện tình bằng lời ca dao/Kể chuyện tình bằng lời ngô khoai/Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới/Và về đây nghe lại tiếng xưa…" - ca khúc "Về đây nghe em" cũng được ca sĩ Thái Thanh hát lần đầu, sau này hàng trăm ca sĩ hát bài này ở khắp mọi sân khấu ca nhạc.
Nằm trên giường bệnh những ngày này, tiếp bạn bè văn nghệ và cả người hâm mộ tìm đến thăm, nhạc sĩ Trần Quang Lộc khá bình tĩnh. Ông bảo: "Trước đây, tôi không nghĩ đến việc làm đêm nhạc vì cũng chưa bao giờ nghĩ mình còn quá ít thời gian như lúc này. Bốn năm mắc bệnh nhưng cũng có lúc bệnh đỡ, có chiều hướng tốt hơn. Giờ bệnh bất ngờ trở nặng quá, muốn có được đêm nhạc cuối cùng chắc sẽ phải cần các mạnh thường quân giúp chứ bản thân tôi rất khó khăn trong lúc này".
Ở ẩn và sáng tác
Khoảng 20 năm trở lại đây, nhạc sĩ Trần Quang Lộc gần như "ở ẩn", ông về Bà Rịa - Vũng Tàu sống, ít xuất hiện nên bạn bè văn nghệ cũng hiếm khi tìm được ông. Thế nhưng, ngay cả lúc ẩn dật như vậy, ông vẫn viết hơn 200 ca khúc trong quãng thời gian này.
Nhạc sĩ Trần Quang Lộc nói ông có thói quen viết nhạc mà không cần bất cứ nhạc cụ nào, ông chỉ cần cây bút và tờ giấy. "Âm nhạc đã vang lên trong não, tôi chỉ ngồi vào bàn là viết" - nhạc sĩ nói. Những năm gần đây, gia đình có lập phòng thu riêng để ông làm việc tại nhà nhưng ông chỉ dùng máy tính để tự hòa âm phối khí các tác phẩm của mình chứ không dùng để viết nhạc.
"Học trò của ông đến theo học nhạc đông lắm, cũng phải vài chục người nhưng 4 năm trở lại đây, từ khi phát hiện ra bệnh, ông ấy thường xuyên phải về Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) điều trị, tháng nào cũng phải nhập viện nên mỗi lần đi, phải cho học trò nghỉ học" - bà Nguyễn Thị Thuận, vợ nhạc sĩ Trần Quang Lộc, cho biết.
Bà Nguyễn Thị Thuận kể: "Ông nhà tôi làm việc dữ lắm, ngồi nhiều tiếng liền bên máy, những khi có tâm trạng thì lại bỏ hết tất cả, ra bờ biển ngồi một mình hoặc lang thang tìm những quán cà phê nhỏ, tuềnh toàng, cứ ngồi đó cả ngày. Ông ấy có thói quen hút thuốc liên tục. Có lẽ vì hút thuốc nhiều quá mà dẫn đến bệnh nặng".
Người vợ đã gắn bó trọn 45 năm nay với nhạc sĩ Trần Quang Lộc cũng là một cựu nữ sinh nghệ thuật của Trường Quốc gia Âm nhạc Huế, bà kể hồi xưa gia đình phản đối rất dữ việc theo nghề âm nhạc của nhạc sĩ Trần Quang Lộc. Với bà, phận gái theo chồng nên bà chấp nhận bỏ ngang con đường nghệ thuật, tận tình đi cùng ông suốt chặng đường qua. "Nhiều lần ông nổi hứng rủ tôi đóng cửa đi đâu đó là phải đi ngay. Hỏi làm gì có tiền mà đi. Ông ấy bảo cứ có tôi với bà là có hết, không sao cả! Ông ấy bị đau đầu gối, cái chân cứ cà nhắc, đi một mình sao được nên đi đâu tôi cũng đi cùng" - bà Nguyễn Thị Thuận tâm sự.
"Cuộc đời đến giai đoạn "lão bệnh tử", mình không bình tĩnh cũng không được, phải biết chấp nhận số mệnh của mình" - nhạc sĩ Trần Quang Lộc nói.
Theo nguồn tin từ Fabrizio Romano, đã có một số CLB lớn tại châu Âu muốn chiêu mộ Calafiori với mức giá "hấp dẫn hơn", tuy nhiên hậu vệ này đã hoàn toàn bị HLV Mikel Arteta thuyết phục và kiên quyết gia nhập Pháo thủ thành London.8xbet tàiPhong độ ấn tượng của Marcelo Brozovic giúp cầu thủ Inter đoạt danh hiệu “Tiền vệ xuất sắc nhất mùa giải”. Giải thưởng cao quý của BTC Serie A là kết quả phân tích từ Stats Perform, công nghệ thu thập dữ liệu được ghi lại bằng hệ thống mắt thần Hawk-Eye.