Trong tâm thư gửi báo giới ngay sau khi bà Thatcher qua đời, Meryl viết: “Margaret Thatcher là người tiên phong cho vai trò của phụ nữ trên chính trường. Với tôi, bà là nhân vật đáng ngưỡng mộ về nghị lực và lòng cam đảm. Cách mà bà vươn lên trong hệ thống chính trị của nước Anh và vượt qua những rào cản giai cấp và ám ảnh phân biệt giới tính là một thành tựu đáng nể. Bà có được địa vị và quyền lực bằng nỗ lực của chính mình chứ không phải vì “con ông cháu cha”. Những đường lối, lý tưởng của bà có thể gây tranh cãi nhưng bà đã luôn giữ niềm tin, kiên định với những lý tưởng ấy và đó là bằng chứng về một sự vĩ đại, xứng đáng là đề tài cho những tranh luận lịch sử”.
Nhìn lại tác phẩm điện ảnh về Margaret Thatcher năm 2011, The Iron Lady chưa phải là một bộ phim hoàn hảo vì một số điểm chưa chính xác so với lịch sử. Chẳng hạn, phim bị đánh giá là quá tập trung đề cao vai trò của bà Thatcher như nữ chính trị gia duy nhất mà “bỏ quên” những “bóng hồng” khác, trong khi trên thực tế, có hàng chục nữ đại biểu quốc hội trong thời gian bà nắm quyền. Ý kiến từ phía giới phê bình cũng trái chiều nhau, trong đó một số chuyên gia phân tích cho rằng phim chưa phát triển hết chiều sâu chuyện đời của bà Thatcher.
Nhưng đó là câu chuyện của kịch bản, còn với hầu hết các nhà báo, nhà phê bình uy tín của thế giới, “Margaret Thatcher” của Meryl Streep là hoàn hảo nhất từ trước đến nay.
Nhà báo Robbie Collins của tờ Telegraph viết: “Sự thay đổi trong giọng nói, dáng đi của vị nữ thủ tướng từ một nữ chính trị gia trẻ tuổi đầy máu lửa đến một phụ nữ có tuổi được phát triển thật mượt mà. Khi thời gian trong phim trôi qua, giọng của bà Thatcher được Meryl thể hiện chậm rãi và trầm hơn, từng bước đi của nhân vật mất dần sự nhanh nhẹn nhưng hết sức tự nhiên, không gượng ép”. Nhà phê bình A.O.Scott của tờ The New York Times thậm chí còn cho rằng Meryl Streep đã mô phỏng một Margaret Thatcher hoàn hảo đến mức “dường như toát lên bản chất bên trong của một nhân vật nổi tiếng”.
Để chuẩn bị cho vai diễn, Meryl Streep đã ngồi hàng giờ trong một phiên họp ở Hạ viện Anh tháng 1-2011 để quan sát cặn kẽ các đại biểu quốc hội làm việc. Bà tâm sự: “Khám phá những lát cắt lịch sử thông qua người phụ nữ phi thường này là một thách thức đầy thú vị. Tôi cố gắng tiếp cận vai diễn với tất cả sự nhiệt tình, chú ý đến từng chi tiết và chỉ có thể hy vọng tinh thần của tôi sẽ tiếp cận được với sức mạnh tinh thần của bà”. Nhờ vậy, nữ diễn viên gạo cội đã mang đến cho khán giả một Margaret Thatcher cương quyết, không nhượng bộ trong chính trị và đường lối lãnh đạo, đúng như phong thái “bà đầm thép” - một biệt danh mà một tờ báo Liên Xô đã tặng cho bà.
Được đánh giá rất cao và được vinh danh qua vai diễn Margaret Thatcher nhưng trong tâm thư gửi báo giới nói trên, Meryl Streep thừa nhận dù đã nghiên cứu rất kỹ, bà vẫn mới chỉ hiểu được một phần về cuộc đời của cố thủ tướng Thatcher và cách bà vượt qua khó khăn. Dẫu vậy, Margaret Thatcher vẫn là một trong những vai diễn để đời của bà.
Cũng như cách Daniel Day-Lewis tạo dấu ấn với vai tổng thống Lincoln ở mùa Oscar năm nay, mỗi khi nhắc đến “bà đầm thép” của nước Anh, chắc chắn nhiều người cũng sẽ đồng thời nhớ đến Meryl Streep, một trong những nữ diễn viên vĩ đại nhất của lịch sử thế giới (bà từng 3 lần đoạt giải Oscar, 8 lần đoạt giải Quả cầu vàng và rất nhiều giải thưởng danh giá khác).
Tính đến thời điểm hiện tại, MU vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc đem về một tiền đạo cắm. Trước đó, Ban lãnh đạo “Quỷ đỏ” từng khao khát có được Harry Kane nhưng đành từ bỏ vì Tottenham quyết không muốn bán. s666 nhà cáiKhông những thủ hay, U17 nữ Triều Tiên còn tấn công tốt. Kiểm soát bóng không bằng nhưng họ lại có đến 21 lần dứt điểm cầu môn, trong đó 7 lần trúng đích. Một trong số đó mang về bàn thắng duy nhất của trận đấu, Jon Il-chong là người lập công ngay đầu hiệp 2.