Trong 2 ngày 20 và 21-2, tại Quảng Ngãi, Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hội thảo thơ Bích Khê. Gần 300 đại biểu là lãnh đạo tỉnh, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhà báo ở Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh trong cả nước cùng gia tộc nhà thơ Bích Khê đã về dự.
Đây là cuộc hội thảo đầu tiên về thơ Bích Khê được tổ chức khá quy mô với trên 70 tham luận của các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu có tên tuổi trong nước. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và nhà thơ Thanh Thảo, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, chủ trì hội thảo.
Dâng hiến và vắt kiệt cho thơ
Phát biểu khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh nêu rõ thế kỷ 20 là thế kỷ của 3 cuộc cách mạng: cách mạng dân tộc, cách mạng xã hội và cách mạng văn chương. Ba cuộc cách mạng ấy gộp lại đã làm xuất hiện một nước Việt Nam mới với diện mạo, giá trị, vị trí chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Trong văn chương, phong trào thơ mới là một cuộc duy tân ngoạn mục đầu tiên nhằm hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Chỉ trong vòng 10 năm đã xuất hiện một lớp thi sĩ tài danh đủ sức làm nên một thời đại mới trong thi ca chấn động văn đàn. Hơn nửa thế kỷ đi qua, đến nay chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên tại sao trong một thời gian ngắn lại xuất hiện những dòng thơ mới lạ lẫm lại tiến sâu, kết tinh sớm chuyên nghiệp đến như vậy. Trong số những đại diện hàng đầu của thơ mới, Bích Khê là một trường hợp dâng hiến và vắt kiệt triệt để nhất cho thơ. Cuộc hội thảo là nhằm khẳng định, đánh giá tài năng của Bích Khê và tôn vinh xứng đáng đối với ông. Cái quan trọng hơn là chúng ta đem cái hạt giống trên tay thi sĩ chọn lựa ấy để gieo cấy một mùa mới trong nền thi ca đang khát khao đổi mới của chúng ta.
Trong phát biểu đề dẫn, nhà thơ Thanh Thảo gợi mở nhiều điều cần khám phá về thơ Bích Khê. “Không khẳng định được cá nhân sáng tạo thì cũng chẳng bao giờ có sáng tạo- thông điệp ấy của Bích Khê đến giờ vẫn mang ý nghĩa thời sự. Sự toàn tâm toàn ý cho thơ, dâng hiến cả sinh mạng mình cho thơ như Bích Khê thật đáng làm gương cho những nhà thơ đương đại. Không đòi hỏi, không mặc cả, chẳng bao giờ nghĩ tới “đầu ra” dù “đầu ra” ấy có là giải Nobel chăng nữa, chỉ biết sống và thở vì thơ, sống cho thơ đến giây phút cuối” - nhà thơ Thanh Thảo nói.
Nỗi oan Tơrốtkít
Thế nhưng trong nhiều năm qua, nhà thơ Bích Khê bị một nỗi oan mà người ta nghi cho ông là Tơrôtkít (một đảng phái phản động), đã gây cho người yêu thơ và mến mộ Bích Khê không khỏi day dứt bàng hoàng. Cho đến cuộc hội thảo này, với hơn 40 tham luận của nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà giáo trong nước, trong đó có 16 tham luận và nhiều ý kiến trình bày tại hội thảo thì mọi việc dường như được làm sáng tỏ. Các tham luận: “Đặc sắc thơ Bích Khê” của nhà thơ Vũ Quần Phương, Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam; “Tập thơ Tinh Huyết của Bích Khê và giai đoạn phát triển thứ hai của thơ mới” của nhà phê bình Lại Nguyên Ân; “Bích Khê với ca trù” của nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha; “Những đóng góp của Bích Khê vào nền thơ ca hiện đại Việt Nam” của giáo sư Lê Hoài Nam; “Bích Khê con suối xanh lặng lẽ” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Xuân v.v... đều nói lên cái hay, cái đẹp trong thơ Bích Khê, cũng như cuộc đời và sự nghiệp của ông đã cống hiến hết mình vì thi ca; đồng thời các tham luận cũng lên tiếng minh oan cho nhà thơ tài hoa nhưng bạc mệnh này. Nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn cho rằng việc đánh giá Bích Khê là sự nhầm lẫn của một cá nhân, một sự đánh giá vô căn cứ. Một người theo đảng phái Tơrôtkít thì làm sao có được một tình yêu nước nồng nàn sâu sắc đến như vậy, khi Bích Khê lâm trọng bệnh sắp lìa khỏi cõi trần thế mà ông vẫn kêu người thân khiêng mình ra cửa sổ để nhìn cho được lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc trong tay đoàn người biểu tình trong ngày Cách mạng Tháng Tám ở quê hương.
Đưa Bích Khê trở về vị trí vốn có trên thi đàn
Tại hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng đề nghị các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương cần tuyển chọn một số tác phẩm thơ của Bích Khê để đưa vào giảng dạy trong các trường học và giảng đường đại học, đặt tên đường Bích Khê và có một ngôi trường THPT mang tên Bích Khê ngay tại Thu Xà - quê hương của nhà thơ.
Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã đánh giá cao các tham luận và ý kiến phát biểu tại hội thảo. Ông khẳng định lại một lần nữa là tỉnh Quảng Ngãi chưa có một văn bản nào nói Bích Khê theo Tơrốtkít. Về những đề xuất minh oan, ông Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng: Bản thân cuộc hội thảo này tổ chức ngay tại quê hương của nhà thơ cũng là một sự minh oan hết sức thuyết phục. Không chỉ là minh oan mà chúng ta còn tạo ra một bước để tôn vinh Bích Khê lên tầm của một nhà thơ lớn. Tỉnh Quảng Ngãi ghi nhận những đóng góp, những đề xuất kiến nghị của hội thảo và sẽ tổ chức thực hiện để đưa Bích Khê trở về với vị trí vốn có của nhà thơ trên thi đàn Việt Nam.
Có thể nói, Bích Khê đã để lại cho hậu thế một kho tàng văn học vô giá. Thơ Bích Khê không chỉ là những câu thơ thông thường mà trong đó nó đã chứa đựng một cái “thần” của tác giả. Mỗi bài thơ của ông mang một dáng vẻ đặc sắc nhưng cái đặc sắc nhất đó là sự huyền bí, hư hư, ảo ảo một phong cách đã làm nên một thiên tài cho thơ văn Việt Nam. Ngay cả nhà phê bình Hoài Thanh cũng nhìn nhận “đọc thơ Bích Khê đến 2, 3 lần vẫn không hiểu được”. Trong những bài tham luận mà các đại biểu trình bày tại hội thảo đều nói lên được những nét đẹp đó, nhưng như vậy chưa phải là tất cả. Thơ Bích Khê vẫn còn đang tiềm ẩn nhiều cái đẹp đang chờ chúng ta khám phá. Nhưng để khám phá được những cái đẹp đó không phải một sớm một chiều, mà phải có một công trình nghiên cứu mang tính chất dài hơi.
Tỳ bà
Vàng sao nằm im trên hoa gầy
Tương tư người xưa thôi qua đây
Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
Hoa vừa đưa hương gây đê mê
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây
thôi
Buồn lưu cây đào xin hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông
quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh
mông.
Bích Khê
Thống kê từ WhoScored xác nhận, thủ thành Djordje Petrovic của Chelsea đã lọt top 3 người gác đền có tỷ lệ cứu thua hay nhất giải đấu (72.5%). Cầu thủ thuộc biên chế The Blues chỉ mất 11 trận để tạt thành tích này. ae888 ae808.netHLV Park Hang-seo đặt tính cạnh tranh trong khung thành tuyển Việt Nam ở mức cao như vị trí khác. Vậy nên, cách sử dụng thủ môn thiếu ổn định của ĐT Việt Nam trong thời gian qua có thể thấy ông Park chưa an tâm. Còn nhớ ở 4 trận đầu tiên tại vòng thứ 3 World Cup 2022, HLV Park đã phải xoay tua tới tận 3 thủ môn khác nhau.