Trên con đường chiều nay, quãng vắng xuất hiện trước mắt tôi chính là chiếc cầu sắt cũ kỹ đã yên phận " bảo tàng" này. Cố nhiên, so với những chiếc cầu xây dựng mới đẹp đẽ, to lớn và hiện đại thì nó có bị lãng quên trong trí nhớ của người đi đường cũng là điều hợp lẽ. Nhưng tôi muốn nói về cái quãng vắng xuất hiện kia, nó không chỉ là quãng vắng trong địa lý thiếu bóng người đi qua mà còn là một thứ vắng vẻ, kiểu như thi sĩ Lưu Quang Vũ nghe ra: "Những bước chân xưa chờ thanh vắng trở về!".
Có lẽ chỉ là chuyện ngẫu nhiên thôi nhưng nó lại bắt đầu từ chiếc cầu này. "Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng/ Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu" (Hoài Khanh). Đúng là hoang vu thật! Nắng cuối chiều ửng soi hay quang ba dòng sông Hàn biết chiếu rọi vào những ống sắt uốn hình cầu vồng sơn vàng hai bên thành cầu, để từ đó hắt lên một thứ ánh sáng vàng úa hoang liêu như soi rọi thêm xa xăm cho con đường chiều vắng vẻ?
Chính cái khoảnh khắc bộ hành lang thang bước qua cầu giữa màu nắng ấy, tôi ngẫu hứng hát lên như hòa ca cùng những ngọn gió hoang dại thổi lao xao qua cầu: "Chiều nay em đi trong nắng thu Đà Nẵng. Tình yêu phiêu du theo nắng rơi từng bước"… Đang nửa chừng bài ca, bất chợt tôi nhớ đến cố nhạc sĩ Hoàng Châu, không chỉ anh sáng tác mỗi ca khúc "Chiều thu Đà Nẵng" thôi đâu mà có đến những hàng chục bài, như: "Tiễn em qua sông Hàn", "Khúc tình ca nắng mới", "Nắng bình yên", "Bài ca dâng mẹ"…
Có thể những người yêu âm nhạc ở Đà Nẵng ít ai biết về người nhạc sĩ này cũng như những sáng tác khác của anh song ở Sài Gòn hay các tỉnh ở Tây Nguyên thì nghệ danh nhạc sĩ Hoàng Châu không mấy xa lạ. Thậm chí sự độc đáo trong biểu diễn nghệ thuật đã làm anh nổi tiếng từ những năm trước 1975. Tôi đã từng đắm đuối mê say bởi tiếng sáo, tiếng tiêu của anh vang ngân run rẩy các giai điệu: "Con thuyền không bến" (Đặng Thế Phong), "Lòng mẹ" (Y Vân), "Bến xuân" (Văn Cao)… Cùng với cây đàn, Hoàng Châu lang thang biểu diễn khắp nơi. Tưởng chừng như anh sinh ra đời là để thực hiện một cuộc rong chơi âm nhạc hơn là sáng tác.
Vậy rồi một chuyến lãng du, Hoàng Châu bất ngờ dừng chân lại Đà Nẵng. Tôi không rõ lắm có phải những chuyến đi này của nhạc sĩ, để anh lấy giấy phép của Nhà xuất bản Đà Nẵng về việc ấn hành mấy tập sách giáo khoa giảng dạy âm nhạc do anh biên soạn hay không. Nhưng sau đó ít lâu thì thấy những tập sách này phát hành tại TP HCM do Nhà xuất bản Đà Nẵng cấp phép. Thời cơ chế bao cấp ấy, cái nghèo cứ dẫn đường để tôi đưa anh đi mông lung ngắm biển trời Đà Nẵng, không như bây giờ thường dắt nhau vào quán xá chén tạc chén thù. Ăn gió uống sương vậy mà xem ra anh rất thích thú, khi thì ngồi mải mê trên những chuyến phà qua lại sông Hàn, lúc lại lang thang qua cái cầu sắt này, rồi xuống biển Mỹ Khê ca hát với rừng dương. Tôi chẳng còn nhớ đã bao lần như thế. Vậy rồi không rõ anh viết tự bao giờ, ngày chia tay tạm biệt Đà Nẵng, anh đưa cho tôi cả một tập nhạc đến 4-5 bài, rồi bảo tôi viết lời cho những ca khúc ấy. Lật từng trang, tôi nói với anh: "Không biết em có còn viết được như thời sinh viên hay không?". Nhạc sĩ bảo tôi: "Cứ viết như ngày xưa cậu từng viết, hay dở cũng tình yêu rất thật của mình, có thi thố xưng tụng gì với ai đâu mà ngại, viết xong cậu gửi vào cho mình nhé".
Đấy là buổi chiều tôi và anh ngồi ở quán cà phê cóc bên kia đầu cầu Trần Thị Lý, rồi lững thững chúng tôi vòng lên cầu sắt Nguyễn Văn Trỗi. Thú thật, không hiểu sao mà bước chân chiều ấy, cả tôi và anh đều nghễnh ngãng như chẳng cần tới một nơi nào. Có lẽ những bước chân phiêu bồng như thế, về sau tôi đã đưa vào ca khúc "Chiều thu Đà Nẵng", nói hộ tình ý chân thật của anh trong một lần rong chơi phố xá sông Hàn: "Nắng vàng rơi nhẹ, sông xưa đôi người tìm nhau. Tay nâng niu mắt lệ mừng. Môi thơm tho đón nụ tình. Người gặp người lòng rưng rưng. Ta bên em giờ bạc tóc, đi bên nhau ngỡ còn mơ…".
Có ai ngờ, cái giấc mơ ấy một lần là… trăm năm! Sau lần tạm biệt đó, sau cái vẫy tay ở sân ga bước lên tàu, dòng đời cứ thế lặng lẽ trôi, nhạc sĩ Hoàng Châu lại bước tiếp lên những chuyến tàu khác và rồi anh đi luôn một mạch về phía… vô tận! Tôi đọc những dòng tin muộn mằn về anh qua bài viết của nhà báo Hà Đình Nguyên trên Báo Thanh Niên. Sau đó là của một vài tờ báo khác về anh. Nhạc sĩ Hoàng Châu thuộc lớp với nhạc sĩ Dũng Chinh (tác giả bài "Những đồi hoa sim") và nhà thơ Kim Tuấn. Thời trẻ họ cùng học trường Tây với nhau nhưng rồi mỗi người một định mệnh. Mẫu nghệ sĩ Hoàng Châu sinh ra là để hát rong, âm nhạc của anh cũng là một thứ rong ca, hứng lấy cái nghèo khó lang thang mà nuôi tươi xanh niềm hoan lạc. Trên bước đường rong ruổi đó, anh đã có những ngày dừng chân lại phố phường bên dòng sông Hàn này, lưu lại đấy những thanh âm bay qua bầu trời, mong manh và nhẹ nhàng như những dấu chim bay!
Nhớ về anh trên đường tôi về chiều nay cũng như bao nỗi nhớ khác. Lạ lùng là cái cầu sắt đã yên phận "bảo tàng" này, lại chính là nơi phát đi cái tín hiệu… nhớ! Hóa ra là những nơi rêu xanh tươi tốt thường xuất hiện những quãng vắng, nơi ấy nỗi nhớ lên tiếng thường rõ nhất. Bạn đã từng ở giữa quê nhà mà nhớ… quê nhà lần nào chưa? Hoelderlin - thi sĩ lừng danh của Đức - đã từng kêu lên: "Quê nhà còn hay không khi con người ta đánh mất nỗi nhớ". Tạ ơn trời! Nỗi nhớ trong tôi vẫn thường hằng như giấc ngủ, như bữa ăn. Chỉ có điều nó lại thường hay lê la nơi những quãng vắng như bây giờ tôi gặp trên đường về...!
Cụ thể theo thống kê của trang ASEAN Football, Tấn Trường đứng thứ 5 trong top 10 cầu thủ lớn tuổi nhất đang tham dự AFF Cup 2020. Thủ môn của ĐT Việt Nam sinh ngày 19/02/1986 và chỉ hơn 2 tháng nữa là sẽ bước sang tuổi 36. Trước đó Tấn Trường cũng đã từng dự AFF Cup 2010 và 2012.welcome to s666Ông nói: "Về tổng thể kết quả đội tuyển Việt Nam đã thắng nhưng chúng ta thấy đội tuyển quốc gia (ĐTQG) thua bàn trước. Trong đội hình ĐTQG có nhiều cầu thủ lần đầu tiên được lên tuyển. Tuyển Việt Nam đã bị thủng lưới 2 bàn bởi U22 Việt Nam, và đó là một vấn. đề.